Phương pháp chống gỉ sét cho bánh xe đẩy càng thép
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ CHUYÊN NGÀNH CƠ KHÍ VIỆT NHẬT
Thứ Ba,
10/10/2023
Cấu tạo bánh xe đẩy hàng gồm 2 bộ phận chính là bánh xe và càng bánh xe. Nếu như chất liệu bánh có thể là cao su, nhựa, kim loại thì phần càng chủ yếu làm từ thép. Sau một thời gian sử dụng, càng bánh xe có thể bị gỉ sét do tác động của môi trường. Vậy làm thế nào để ngăn chặn và hạn chế tình trạng này?
Càng bánh xe đẩy là gì?
Càng bánh xe là bộ phận kết nối bánh xe với sàn xe, giường, tủ, bàn,… Bộ phận này thường được làm bằng chất liệu thép cứng, không gỉ.
Hiện nay, hầu hết các loại bánh xe được bán trên thị trường đều được lắp đặt sẵn càng bánh xe. Do vậy, khi cần thay thế càng mới, bạn sẽ phải mua cả bộ gồm cả càng và bánh xe.
Càng bánh xe được cố định vào sàn xe đẩy hoặc thiết bị bằng bộ ốc vít có kích thước phù hợp. Số lượng ốc vít tùy thuộc vào thiết kế từng sản phẩm. Thao tác lắp ráp tương đối đơn giản, có thể tự làm tại nhà.
Phương pháp chống gỉ sét càng bánh xe bằng thép
Phương pháp sơn phủ
Sơn phủ là phủ bên ngoài càng thép một lớp chất dẻo. Có thể dùng phương pháp sơn tay, sơn cấy hoặc sơn tĩnh điện. Rỉ sét sẽ bị ngăn chặn tuyệt đối vì các tác nhân gây rỉ sét bị lớp sơn phủ chặn lại, không thể tiếp xúc với lõi thép. Việc sử dụng những công nghệ cao như sơn tĩnh điện sẽ cho hiệu quả tốt và lâu bền hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, dù bánh xe đã được sơn phủ nhưng vẫn không thể tránh được tình trạng ăn mòn. Bởi khi va đập với chân tường hay các đồ vật khác, lớp sơn sẽ bị xước. Từ một vết xước nhỏ sẽ lan ra các mảng lớn hơn. Một khi đã mất đi lớp phủ, càng thép nguyên thủy sẽ rất nhanh bị rỉ sét dẫn đến nhanh hỏng.
Phương pháp mạ kẽm (Zn-Zinc)
Về bản chất, mạ kẽm là tạo lớp phủ bảo vệ bằng kẽm trên bề mặt thép. Nếu như sơn phủ là bảo vệ bằng cách ngăn chặn thì ở phương pháp này, lớp phủ bằng kẽm sẽ thay lõi thép bên trong tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây oxy hóa từ môi trường bên ngoài. Do vậy, mặc dù mạ kẽm không thể hoàn toàn chống được rỉ sét nhưng quá trình lớp phủ kẽm bị oxy hóa cũng phải mất một thời gian khá dài.
Hơn nữa, ngay cả khi có những vết xước làm phá bỏ lớp kẽm trên bề mặt thì khi xuất hiện oxy hóa, lớp thép ở bên dưới sẽ trở thành cực âm, còn lớp phủ kẽm là cực dương. Sự trao đổi điện tích qua lại giữa chúng giúp kéo lớp kẽm bao phủ lân cận để bảo vệ lõi thép bên trong.
Tùy vào môi trường sử dụng mà lớp mạ kẽm sẽ có độ dày mỏng hoặc chất phụ gia khác nhau. Cụ thể, có 4 kiểu mạ kẽm được áp dụng phổ biến là:
- Type I: Mạ kẽm sáng (màu bạc).
- Type II: Mạ kẽm với lớp phủ Cr có màu cam/vàng.
- Type III: Mạ kẽm với lớp phủ Cr không màu.
- Type IV: Mạ kẽm với lớp phủ chuyển đổi Phốt pho.
Phương pháp mạ Niken, Chrome
Phương pháp này cũng tương tự như mạ kẽm nhưng thành phần Niken và Chrome chiếm tỉ lệ lớn hơn. Nhờ đó, khung thép trở nên sáng bóng và đẹp hơn. Khả năng chống rỉ sét của phương pháp này cũng được gia tăng với biên độ lớn hơn. Đổi lại, chi phí sẽ cao hơn do giá thành của Niken và Chrome đắt hơn kẽm.
Tùy theo nhu cầu và môi trường sử dụng mà bạn có thể linh hoạt lựa chọn bánh xe có càng thép được phủ sơn hoặc mạ kẽm, Niken hay Chrome. Việt Nam có khí hậu nóng ẩm và trời nồm nên lớp sơn sẽ bền hơn. Nếu xe đẩy ít được sử dụng hoặc dùng tại văn phòng thì phương pháp sơn phủ sẽ là tốt nhất. Với môi trường công nghiệp như tại các nhà máy, kho xưởng khó tránh được các va chạm thì mạ kẽm sẽ là lựa chọn phù hợp nhất.